Gốc từ và thuật ngữ Súng thần công

Súng thần công Jaiva – Khẩu thần công có bánh xe lớn nhất thế giới, đúc tại Ấn Độ trong thời gian trị vì của Hoàng đế Mughal là Muhammad Shah bởi Kiladar của ông, tên là Jai Singh II.

Ở châu Á

Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ. Thuốc súng chữ Hán có nghĩa là "hoả dược". Thuốc súng đen gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, phốt pho[2]than củi.[3] Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là "hoả dược" ("thuốc bốc lửa").

Trong cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: các thuật sĩ sau rất nhiều lần thử nghiệm luyện đan đã phát hiện lưu huỳnh (sulphua) không những có thể hoá hợp các vật lạ như: vàng, bạc, đồng, sắt mà còn chế ngự được thuỷ ngân một cách thần kỳ. Ngoài ra, hỗn hợp lưu huỳnh, phốt pho và mật ong cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người châm lửa. Thậm chí có thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa. Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã tìm ra công thức pha chế thuốc súng theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.

Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng. Thời Ðường đã xuất hiện hai loại đồ chơi hỏa tiễn và tên mang thuốc nổ. Sách cổ có ghi chép lại "cung xạ hỏa thạch lựu tiễn" (cung bắn ra mũi tên mang quả thạch lựu có lửa). Ðó chính là "hoả tiễn" ("tên có mang thuốc nổ"). Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại "hoả pháo". Ðó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi, rồi "quăng" (bắn) sang trận địa đối phương.

Ðến 1132, một người tên là Trần Quy đã phát minh ra loại súng hình ống. Năm 1259 lại có người phát minh ra loại súng đột hoả. Loại súng hỏa ma trước đây chỉ có giá trị đốt cháy còn loại đột hỏa mai sau này có thể bắn ra "tử khoa" để sát hại người. Ðây là phát minh quan trọng trên con đường chế tạo vũ khí thuốc nổ. Người Kim diệt Bắc Tống. Người Mông Cổ lại diệt Kim và Nam Tống.[4] Cuối cùng họ cũng học được kỹ thuật chế tạo vũ khí nổ. Tất nhiên, cả người Kim và người Nguyên đều chú trọng đến chế tạo vũ khí nổ. Vào thời Nguyên, súng hỏa mai đã thay thế súng ống trúc. Loại lớn nhất là súng thần công, ban đầu loại súng hình ống được đúc bằng đồng. Ít lâu sau người ta dùng gang để đúc súng thần công. Loại vũ khí này bắn được xa và có sức mạnh hơn hẳn. Và kỹ thuật đúc vũ khí lại tiến thêm một bước dài. Trong viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc hiện còn lưu trữ khẩu thần công bằng đồng, đúc năm 1332 và khẩu thần công này được coi là lớn nhất thế giới.

Ở châu Âu

Từ Cannon (súng thần công) trong tiếng Anh có gốc từ cannone trong tiếng Ý cổ, có nghĩa là "ống lớn", từ cannone lại bắt nguồn trong tiếng Latin bằng từ canna, có gốc từ là κάννα (kanna), "lau sậy" trong tiếng Hy Lạp,[5] và sau đó được tổng quát hóa để chỉ bất kỳ ống rỗng ruột nào; cùng nguồn gốc với từ qanu trong tiếng Akkad và từ qāneh trong tiếng Hebrew, có nghĩa là "ống" hoặc "lau sậy".[6][7][8] Từ cannon đã được sử dụng để chỉ súng từ năm 1326 tại Italy, tại Anh từ năm 1418. Từ cannon đều có thể dùng làm danh từ số ít hoặc số nhiều, nhưng trong tiếng Anh-Mỹ từ cannons số nhiều được sử dụng nhiều hơn.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Súng thần công http://www.defencenews.com.au/article-archive.cfm?... http://homepages.ihug.com.au/~dispater/handgonnes.... http://www.groseducationalmedia.ca/vsc/korea1.html http://www.123exp-warfare.com/t/03804237449/ http://www.army-technology.com/projects/bradley/ http://napoleonistyka.atspace.com/artillery_tactic... http://www.avalanchepress.com/BritainsAntiTankGuns... http://www.britannica.com/eb/article-9053839/morta... http://www.comehike.com/outdoors/cannons.php http://www.etymonline.com/index.php?term=cane